Một trong những xu hướng nội thất mới hiện nay là thiết kế phòng sinh hoạt chung cho gia đình. Không chỉ phòng chức năng tạo không gian ấm cúng, thoải mái cho các thành viên trong nhà mà còn là nơi sinh hoạt chung. Sau đây S.Home sẽ gợi ý cho các bạn những cách thiết kế phòng sinh hoạt chung cho gia đình vừa đẹp vừa ấm cúng.
I. Vai trò của phòng sinh hoạt chung trong không gian nội thất
Không gian sinh hoạt chung cho gia đình là nơi sum họp vui vẻ, giải trí cho các thành viên trong gia đình. Phòng Sinh hoạt chung giữ vai trò quan trọng trong việc gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong nhà giúp gia đình gắn kết với nhau hơn, có thời gian bên nhau hơn vì thế cần tạo nên một không gian ấm áp, thân tình.
II. Cách bố trí không gian sinh hoạt chung cho gia đình
1. Thiết kế phòng sinh hoạt chung có diện tích hợp lý
Cũng giống như thiết kế các không gian nội thất khác, khi thiết kế phòng sinh hoạt chung phải dựa vào diện tích của tổng thể căn nhà, mục đích sử dụng, cũng như đáp ứng được nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
2. Chọn vị trí thiết kế phòng sinh hoạt chung phù hợp
Thông thường phòng sinh hoạt chung thường được bố trí ở nơi trung tâm của ngôi nhà để mọi người có thể dễ dàng đến đó để cùng nhau sẻ chia. Đôi khi phòng sinh hoạt chung được kết hợp luôn là phòng khách của gia đình, đôi khi nó là phòng riêng để thư giãn giải trí cùng với phòng karaoke với các thiết bị cũng như cách âm được chuẩn bị rất chu đáo để không làm ảnh hưởng đến không gian xung quanh.
Phòng sinh hoạt chung được thiết kế ở vị trí phù hợp
Phòng sinh hoạt chung nên được đặt đối diện cầu thang giữa 2 phòng ngủ và có ánh sáng tràn ngập hướng ra phía ngoài.
Ở trong những căn phố thì phòng sinh hoạt chung thường được đặt ở khoảng thông tầng, nơi có phòng khách hoặc tầng lửng. Đây là nơi thích hợp cho không khí thân mật và ấm cúng của gia đình.

Phòng sinh hoạt cho những căn nhà phố
Đối với chung cư phòng sinh hoạt chung thường đặt ở vị trí gác lửng (nếu có) vì diện tích sàn của chung cư tương đối hẹp không đủ điều kiện để bố trí phòng sinh hoạt chung rộng rãi.
III. 6 lưu ý khi thiết kế phòng sinh hoạt gia đình
1. Yếu tố ánh sáng
Phòng sinh hoạt chung nên được thiết kế ở nơi có thể lấy được ánh sáng tự nhiên, có tầm nhìn rộng rãi, không bị che chắn bởi các tòa nhà khác, nhằm tạo nên một không gian rộng mở và thoáng mát, tạo cho mọi thành viên có được một không gian vui vẻ và thư giãn.
2. Đồ nội thất
Đồ nội thất ở phòng sinh hoạt chung phải đảm bảo độ lớn phù hợp với diện tích căn phòng, không nên lớn quá hay nhỏ quá. Các mảng tường ở phòng sinh hoạt chung nên treo tranh hay vật trang trí, hoặc bố trí kệ sách nếu có mảng tường lớn. Gam màu của đồ nội thất cũng phải hài hòa với màu sơn của căn nhà tạo nên sự hòa hợp.
3. Rèm cử
Rèm cửa cho phòng sinh hoạt chung giúp che chắn được ánh nắng mặt trời gay gắt bên ngoài. Chọn màu rèm cần để ý đến bố cục tổng thể màu sắc phòng và các đồ nội thất sao cho phù hợp. Nên dùng rèm cửa vải hoặc chất liệu nhẹ để tạo không gian dịu dàng, thư giãn, có họa tiết trang trí để tránh sự đơn điệu.
4. Trần nhà
Trần nhà phòng sinh hoạt chung nên sơn những gam màu sáng tạo cảm giác hài hòa ấm áp. Có thể sử dụng các tấm thạch cao để giảm độ cao của trần nhà, giúp tạo sự hài hòa kích thước căn phòng.Nên đóng trần giật cấp , ở trung tâm cao để gắn đèn treo trang trí và phần chung quanh thấp thì lắp đèn âm trần.
5. Màu tường
Tường của phòng sinh hoạt chung nếu sơn nước thì chọn màu màu sáng tạo sự tươi trẻ cũng như mang lại cảm giác phòng lớn hơn kích thước thật. Nếu cần tạo điểm nhấn trang trí chúng ta có thể dùng giấy gián tường, ốp gạch hay gỗ vào một mảng tường nào đó.
6. Sàn nhà
Sàn nhà nên chọn sàn màu đậm, tốt nhất là chọn gạch có độ nhám vừa phải vì không trơn trượt. Để tạo điểm nhấn thì nên trải một tấm thảm có kích thước hợp với bộ sofa. Chọn thảm dày, đơn sắc khi phòng có phong cách kiến trúc hiện đại, đơn giản. Ngược lại nếu phòng có thiết kế kiến trúc cầu kỳ, đồ đạc theo phong cách cổ điển với nhiều chi tiết, hoa văn thì nên chọn thảm mỏng và có họa tiết.
V. Giải đáp thắc mắc: Phòng khách và phòng sinh hoạt chung nên kết hợp hay tách biệt
Thông thường thì không gian sinh hoạt chung là nơi mà các thành viên có thể sum họp vui vẻ sau một ngày, còn phòng khách thường là nơi để tiếp khách đến nhà. Hầu hết chủ nhà thường đặt phòng khách ở tầng 1 nơi gần cửa ra vào để tạo điều kiện thuận lợi cho khách từ ngoài vào và đồng thời để đảm bảo yếu tố riêng tư cho các không gian khác. Còn phòng sinh hoạt chung thì được đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà nhằm tạo sự ấm cúng cho gia đình.
Về cơ bản thì hai không gian này đều có những điểm chung giống nhau trong thiết kế. Tùy từng cách sinh hoạt, mục đích, nhu cầu sử dụng của từng thành viên mà gia chủ nên quyết định có nên thiết kế phòng khách chung với phòng sinh hoạt hay không.

Nếu nhu cầu phòng sinh hoạt chung của gia đình chỉ là có những cuộc họp cả gia đình thì có thể kết hợp không gian phòng khách và sinh hoạt chung với nhau để tiết kiệm diện tích. Nhưng nếu nhu cầu của gia chủ đòi hỏi phòng sinh hoạt chung là phòng karaoke hay nhạc cụ hay thư viện, phòng chơi trẻ em…thì tốt nhất chúng ta nên tách biệt 2 không gian với nhau để không làm ảnh hưởng đến việc tiếp khách đến chơi, thể hiện sự tôn trọng lịch sự với khách đến nhà.
Trong bài viết trên chúng tôi đã gợi ý những cách thiết kế phòng sinh hoạt chung đẹp, ấm cúng cho gia đình. Chúc các bạn sẽ tìm được những gợi ý tuyệt vời để áp dụng vào căn nhà của mình nhé.